Không làm thủ tục tạm ứng ngân sách nhà nước đối với khoản chi bồi thường xử lý thế nào?
Căn cứ Khoản 2 và khoản 3 Điều 59 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên, có hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ theo chế độ quy định trong lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng.
- Không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt đến 80% giá trị hợp đồng.
- Không làm hoặc làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với khoản chi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau thời hạn theo quy định phải thanh toán vốn tạm ứng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng.
=> Như vậy, khi có hành vi không làm thủ tục tạm ứng đối ngân sách nhà nước đối với khoản chi bồi thường sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Ngoài ra, phải thực hiện làm thủ tục tạm ứng.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?