Không làm thủ tục thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình mục tiêu xử lý thế nào?
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 3 Điều 59 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Làm thủ tục thanh toán tạm ứng sau thời hạn cuối cùng phải thực hiện thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên không có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ đến Kho bạc Nhà nước theo quy định.
- Không làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng.
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì khi có hành vi không làm thủ tục thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trinh mục tiêu sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. ngoài ra phải khắc phục bằng cách làm thủ tục tạm ứng.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?