Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC (có hiệu lực từ 10/10/2019) quy định về mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng có phải làm bản kiểm điểm cuối năm 2024 không?
- Nhãn hàng hóa thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh cần thể hiện thông tin gì?
- Những trường hợp nào không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự?
- 10 khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Số lượng người làm việc trong Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương có được căn cứ vào mức độ hiện đại hóa công sở?