Mối quan hệ trong công tác quốc phòng của Chỉ huy trưởng chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương với các cơ quan khác
Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 99/2019/TT-BQP quy định mối quan hệ trong công tác quốc phòng của chỉ huy trưởng chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cụ thể như sau:
- Đối với ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp ủy đảng, người đứng đầu bộ, ngành Trung ương (trường hợp chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu): Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành về công tác quốc phòng;
- Đối với Bộ Quốc phòng: Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quốc phòng;
- Đối với Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh quân chủng, binh chủng, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và cơ quan quân sự địa phương các cấp: Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ngành quản lý thực hiện công tác quốc phòng;
- Đối với ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và đơn vị tự vệ thuộc bộ, ngành Trung ương quản lý: Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng;
- Đối với Chính trị viên: Phối hợp, hiệp đồng công tác;
- Đối với phó chỉ huy trưởng và chính trị viên phó: Chỉ đạo, chỉ huy thực hiện công tác quốc phòng.
Trên đây là mối quan hệ giữa chỉ huy trưởng chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong công tác quốc phòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm nào?
- Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thanh Hóa năm 2025?
- Cách điền tờ khai đăng ký người phụ thuộc (Mẫu 20-ĐK-TCT) 2025 theo Thông tư 86?
- Tải đề tham khảo CA1, CA2, CA3, CA4 kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân 2025?
- Tháng 2 năm 2025 có bao nhiêu ngày dương? Ngày lễ, sự kiện diễn ra Tháng 2/2025?