Công ty giải thể chỉ bồi thường 1 tháng tiền lương cho người lao động có đúng không?

Em bắt đầu làm việc cho công ty từ tháng 10/2017. Công ty có 2 tháng thử việc, đến tháng 12/2017 em chính thức ký hợp đồng lao động không thời hạn. Đến tháng 8/2019 công ty công bố thông tin giải thể tại Việt Nam (vì lỗ vốn nhưng vẫn hoạt động ở các quốc gia khác). Dự kiến hết tháng 9 sẽ chính thức ngưng hoạt động. Công ty có đưa ra các lựa chọn cho nhân viên là: + Ai có nguyện vọng sang các nước khác làm việc thì đăng ký. Công ty sẽ giới thiệu qua các dự án của công ty khác, tuy nhiên vẫn phải phóng vấn và thử việc như mình đi tìm việc làm mới. + Công ty sẽ hỗ trợ 1 phần nào chi phí nếu không đồng ý các phương án trên. => Em lựa chọn phương án cuối cùng, em phản hồi thì được phí công ty trả lời bồi thường 1 tháng lương. Và giải thích là công ty khó khăn. Tuy nhiên, theo như em biết thì trong trường hợp của em phải ít nhất bồi thường 2 tháng lương.

Căn cứ Khoản 4 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động khi giải thể như sau: "Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán."

Ngoài ra, căn cứ Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: "Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp."

Theo đó, Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

- Nợ thuế;

- Các khoản nợ khác.

Như vậy, trước khi tiến hành giải thể, công ty bạn cần ưu tiên thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội cho bạn.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã ký hợp đồng lao động với công ty bạn từ tháng 12/2017 cho đến nay là tháng 9/2019 (tổng cộng 1 năm 9 tháng) công ty bạn giải thể và sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với bạn thì trường hợp này thuộc Khoản 7 Điều 36 Bộ luật lao động 2012, là một trong những trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

Theo đó, công ty bạn phải chi trả tiền trợ cấp thôi việc tại Khoản 1, 2 Điều 48 Bộ luật lao động 2012:

Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012 quy định:

...

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc

Như vậy, với 1 năm 9 tháng làm việc của bạn (được xem là 2 năm để tính thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc) thì công ty bạn bồi thường 1 tháng tiền lương là phù hợp.

Tuy nhiên, cần lưu ý nếu bạn có tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong khoảng thời gian 1 năm 9 tháng mà bạn làm việc cho công ty này thì bạn sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp, còn tiền trợ cấp thôi việc công ty bạn có quyền không chi trả cho bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng!

 

Tiền lương
Hỏi đáp mới nhất về Tiền lương
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty trả lương cho người lao động theo phân biệt giới tính bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm trong Quân đội từ năm 2025 được thưởng hằng năm đến 18,72 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 95/2024/TT-BQP chế độ tiền thưởng đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào công ty bắt buộc phải tăng lương cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ nâng lương cho người lao động có bắt buộc phải ghi trong hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty cho người lao động nghỉ hưởng lương 70% do thiếu công việc thì có được miễn chịu thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền lương tháng nghỉ tết có nhận đủ như các tháng trước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phạt doanh nghiệp chậm trả lương, thưởng tết cho người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không trả tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương cơ bản là gì? Lương cơ bản 2024 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiền lương
Thư Viện Pháp Luật
322 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền lương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào