Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám sát trưởng trong công tác nạo vét luồng đường thủy nội địa
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 Nghị định 159/2018/NĐ-CP thì Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám sát trưởng như sau:
- Phụ trách chung công tác giám sát thi công tại hiện trường; phân công nhiệm vụ cụ thể và kiểm tra, đôn đốc công tác giám sát của các giám sát viên;
- Xem xét và hướng dẫn nhà thầu hoàn thiện biện pháp thi công chi tiết để trình phê duyệt theo quy định;
- Đề ra kế hoạch và kiểm tra thường xuyên công tác giám sát. Yêu cầu tạm dừng thi công đối với các phương tiện thi công không đáp ứng yêu cầu;
- Tổng hợp tình hình thi công các hạng mục công trình; báo cáo kịp thời tình hình thi công, kiến nghị các biện pháp xử lý khó khăn vướng mắc xảy ra trong quá trình thi công; báo cáo các hồ sơ nghiệm thu trong quá trình thi công cho lãnh đạo đơn vị tư vấn;
- Tham gia việc lập các hồ sơ nghiệm thu về mặt kỹ thuật, khối lượng, hồ sơ hoàn công tổng nghiệm thu công trình;
- Thực hiện trách nhiệm của Giám sát viên đối với các trường hợp trực tiếp tham gia thực hiện;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác giám sát trong suốt thời gian thi công.
Trên đây là quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Giám sát trưởng trong công tác nạo vét luồng đường thủy nội địa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?