Giữ hộ vàng của người nước ngoài có phạm tội gì không?
Tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 52/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 120/2015/TT-BTC quy định những trường hợp mang vàng, trang sức khi xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam phải khai báo như sau:
Mang theo vàng cụ thể như sau:
- Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300 gam trở lên;
- Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới đeo trên người vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trang sức như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài và các loại trang sức khác có tổng khối lượng từ 300 gam trở lên;
- Người nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam khi nhập cảnh mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300 gam trở lên;
- Người Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng vàng từ 300 gam trở lên;”
Theo quy định trên thì người nhập cảnh vào Việt Nam mang vàng có tổng khối lượng từ 300 gam trở lên phải làm thủ tục khai báo với cơ quan hải quan. Trường hợp số lượng vàng lớn thì phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ trước khi nhập vào Việt Nam.
Trường hợp số vàng gần 01 triệu đô la Mỹ được nhập cảnh vào Việt Nam hợp pháp và có đăng ký đầy đủ thì bạn được phép giữ, cất hộ số vàng đó.
Trường hợp số vàng trên được nhập cảnh vào Việt Nam mà không khai báo với Hải quan có thể bị xem là hành vi buôn lậu.
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 thì:
"Điều 188. Tội buôn lậu
1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.”;
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác."
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?