Cơ quan điều tra có được thay đổi biện pháp ngăn chặn không?
Trường hợp quy định thay đổi biện pháp ngăn chặn thuộc một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ 1
- Khi khởi tố bị can cơ quan điều tra đánh giá hành vi phạm tội đấy chỉ là ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do vô ý hoặc bị can đang bị bệnh phải điều trị thì có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên trong quá trình điều tra phát sinh hành vi phạm tội rất lớn, mức độ phạm tội là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm giam điều tra.
Trường hợp thứ 2
- Trong quá trình điều tra cơ quan điều tra thấy bị can đang được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú có dấu hiệu tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản, một số vấn đề liên quan đến đe dọa người làm chứng cơ quan điều tra sẽ đề xuất đổi biện pháp ngăn chặn từ tại ngoại thành tạm giam.
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn là tạm giam trong trường hợp:
Điều 119. Tạm giam
1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Tuy nhiên, tội “xâm phạm chỗ ở của người khác” thuộc trường hợp tội nghiêm trọng. Vì vậy, nếu như trong trường hợp này bạn là người có nơi cư trú rõ ràng và trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” bạn không có hành vi tự ý đi khỏi nơi cư trú mà không có sự cho phép của cơ quan chức năng; trong quá trình điều tra bạn không có phát sinh hành vi phạm tội rất lớn hay mức độ phạm tội rất nghiêm trọng cũng như không thuộc một trong các trường hợp theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì việc thay đổi biện pháp ngăn chặn của Cơ quan cảnh sát điều tra là vi phạm quy định tại Điều 119 BLTTDS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?
- Quy định về công tác trắc địa đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?