Công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự 2019
Theo quy định tại tại Mục 2.2.2 Hướng dẫn 09/HD-VKSTC về Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2019 thì Công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm như sau:
Các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, tập trung rà soát, nghiên cứu những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có đơn kêu oan; đơn nêu các dấu hiệu vi phạm tố tụng, đơn bổ sung tình tiết mới, các chất vấn, kiến nghị của Đại biểu quốc hội, cử tri... để rút hồ sơ nghiên cứu, phát hiện vi phạm, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Viện kháng nghị theo thẩm quyền.
Phối hợp với đơn vị nghiệp vụ của Tòa án nhân dân cấp cao để trao đổi nghiệp vụ, nắm tình hình tiếp nhận và kết quả giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đảm bảo việc giải quyết đơn đúng thời hạn. Định kỳ (6 tháng, một năm) thông báo rút kinh nghiệm về công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự thuộc phạm vi và thẩm quyền.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới phải báo cáo Viện kiểm sát cấp trên về các bản án, quyết định có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để kháng nghị theo quy định của pháp luật, hạn chế việc công dân gửi đơn vượt cấp đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trên đây là quy định về công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự 2019.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?