Hàng hóa nhập khẩu có phải giữ nguyên nhãn gốc không?
Tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định:
Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có ghi:
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
=> Theo quy định trên thì khi dán nhãn phụ trên sản phẩm là hàng hóa nhập khẩu thì phải giữ nguyên cả nhãn gốc của hàng hóa. Nên trên sản phẩm đó phải có cả nhãn phụ (nhãn ghi tiếng Việt) và nhãn gốc (nhãn ghi tiếng nước ngoài có hàng hoáng nhập khẩu).
Căn cứ Khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP Trường hợp trên hàng hóa nhập khẩu mà không có nhãn gốc thì sẽ bị xử phạt, với mức phạt quy định sau:
4. Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
Ban biên tập phản nhồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai là Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Từ 25/01/2025, chỉ được dùng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong trường hợp nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia gì?
- Bộ đề thi IOE cấp trường lớp 8 có đáp án cho học sinh tham khảo?
- Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?