Bắt người để tạm giam cần có mặt những ai?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều luật này thì khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến.
Sở dĩ pháp luật quy định như trên nhằm bảo đảm tính công khai, hợp pháp và phòng ngừa kẻ xấu giả danh người có thẩm quyền xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân. Đồng thời, sự có mặt của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức và những người khác còn có tác dụng hỗ trợ những người thi hành lệnh bắt hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, tại Khoản 3 điều trên quy định không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang (bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt) hoặc bắt người đang bị truy nã.
Theo Điều 134 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Quy định này nhằm bảo đảm việc bắt người được minh bạch, giữ trật tự chung cho người dân và đề phòng kẻ xấu lợi dụng khoảng thời gian này để hoạt động phi pháp; ngoại trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã thì có thể được tiến hành vào ban đêm.
Như vậy, trường hợp con bạn bị bắt tại nhà (nơi cư trú) nên ngoài cơ quan tiến hành bắt giữ thì thành phần chứng kiến sẽ gồm có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác (ở đây có thể là hàng xóm).
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?