Các giờ được tính sau khi đón gửi tàu, trực ban chạy tàu
Theo quy định tại Điều 9 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2011/BGTVT về chạy tàu và công tác dồn đường sắt thì:
Sau khi đón gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga phải báo ngay giờ tàu đi, thông qua hoặc đến cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu, ga gửi tàu và Nhân viên điều độ chạy tàu. Các giờ này tính như sau:
1. Giờ đi là thời điểm tàu bắt đầu chuyển bánh. Nếu tàu đi rồi dừng lại trong giới hạn ga thì giờ đi là thời điểm chuyển bánh lần sau cùng;
2. Giờ đến là thời điểm tàu đã dừng hẳn tại ga (kể cả trường hợp tàu quá dài mà đuôi tàu không thể lọt mốc tránh va chạm);
3. Giờ thông qua là thời điểm đầu máy chính chạy qua trước chỗ Trực ban chạy tàu ga đứng đón tàu.
Giờ tàu chạy, đến hoặc thông qua phải được ghi vào sổ nhật ký chạy tàu. Nếu tàu chạy không đúng giờ quy định thì ghi nguyên nhân vào sổ nhật ký chạy tàu và báo cho Nhân viên điều độ chạy tàu biết.
Khi tàu có những đặc điểm như: quá dài, quá nặng, đầu máy phụ đẩy, tàu hỗn hợp, toa xe xếp hàng quá khổ, hàng đặc biệt,… thì phải báo thêm những đặc điểm đó cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu và Nhân viên điều độ chạy tàu ngay sau khi báo giờ tàu chạy hoặc giờ tàu thông qua.
Ở trạm đóng đường khi có tham gia vào công tác chạy tàu, Trực ban chạy tàu trạm cũng phải báo giờ tàu cho Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian và Nhân viên điều độ chạy tàu.
Trên đây là quy định về các giờ được tính sau khi đón gửi tàu, Trực ban chạy tàu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?