Quyền hạn của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và UBND cấp xã trong hòa giải cơ sở
1.Theo quy định tại Điều 30 của Luật Hòa giải cơ sở thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm đối với hòa giải viên và tổ hoà giải như sau:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia quản lý nhà nước về hòa giải cơ sở; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp tham gia tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
- Các Tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
2. Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật Hòa giải ở cơ sở: Hằng năm, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì phối hợp với Tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của tổ hòa giải và kiến nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã kiện tòan tổ hòa giải.
3. Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật hòa giải ở cơ sở thì UBND cấp xã có trách nhiệm đối với hòa giải viên và tổ hòa giải như sau:
- Chủ trì, phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng dự toán hỗ trợ kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải; thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên tại địa phương.
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
- Báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện pháp luật về hoà giải ở cơ sở.
4.Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật Hòa giải ở cơ sở: Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định công nhận hòa giải viên. Quyết định công nhận hòa giải viên được gửi cho Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hòa giải viên và thông báo công khai ở thôn, tổ dân phố.
5.Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Hòa giải ở cơ sở: Chủ tịch UBND cấp xã quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hoà giải căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội, dân số của địa phương và đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?