Kiểm tra và giám sát cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 97/2018/NĐ-CP thì kiểm tra và giám sát như sau:
- Các hoạt động cho vay lại theo quy định tại Nghị định này đều phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan được ủy quyền cho vay lại quản lý, giám sát khoản vay lại, bên vay lại, tình hình cho vay, thu hồi nợ, tình hình biến động của tài sản bảo đảm tiền vay, tình hình khai thác, vận hành công trình được đầu tư bằng vốn vay lại định kỳ và đột xuất thực hiện kiểm tra bên vay lại và báo cáo kết quả cho Bộ Tài chính.
- Bộ Tài chính giám sát hoạt động cho vay lại thông qua cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Định kỳ theo kế hoạch kiểm tra hằng năm hoặc đột xuất, Bộ Tài chính kiểm tra đối với cơ quan được ủy quyền cho vay lại và bên vay lại.
- Trong quá trình kiểm tra, giám sát, trường hợp phát hiện bên vay lại không thực hiện đúng cam kết, nghĩa vụ theo hợp đồng vay lại, cơ quan được ủy quyền cho vay lại hoặc Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý.
Trên đây là quy định về kiểm tra và giám sát cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Bằng lái xe nếu đã hết hạn quá 3 tháng sẽ phải thi lại không?
- Từ ngày 01/07/2025, mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là bao nhiêu?
- Khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông gặp biển nào không được phép đi vào?
- Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được tiến hành như thế nào?