Quan trắc, kiểm tra và bảo trì định kỳ thiết bị phòng vệ đường ngang cảnh báo tự động

Tôi là kỹ sư chịu trách nhiệm tìm hiểu về hệ thống thiết bị phòng vệ đường ngang cảnh báo tự động, cho hỏi theo quy định hiện hành thì việc quan trắc, kiểm tra và bảo trì định kỳ thiết bị phòng vệ đường ngang cảnh báo tự động được quy định như thế nào? Cảm ơn!

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 104:2019/BGTVT về Hệ thống thiết bị phòng vệ đường ngang cảnh báo tự động thì:

4.3.1  Kiểm tra ngày: 1 lần/ngày

(1) Sự toàn vẹn của hệ thống thiết bị;

(2) Hành lang an toàn giao thông đường sắt thuộc phạm vi đường ngang;

(3) Vị trí các biển báo, hướng và tầm nhìn của các đèn báo hiệu phía đường bộ của đường ngang và xử lý nhanh các vi phạm (nếu có);

(4) Thử các chức năng cảnh báo chính của hệ thống;

(5) Ghi chép kết quả vào sổ kiểm tra duy tu.

4.3.2  Kiểm tra, bảo trì tháng: 1 lần/tháng (trừ các tháng 6, 12): quy định tại Bảng 4

Bảng 4: Hạng mục và nội dung kiểm tra, bảo trì

TT

Hạng mục

Nội dung kiểm tra, bảo trì

1

Tủ điều khiển

- Kiểm tra độ bịt kín chống xâm thực, tác dụng của khóa bảo vệ, quạt làm mát, trạng thái các tấm (cọc) đấu dây, làm vệ sinh (hút, thổi bụi);

- Đo kiểm, hiệu chỉnh các tính năng của các bảng mạch giao tiếp vào ra;

- Đo kiểm các tính năng điện khí, thử các chức năng của thiết bị cung cấp nguồn.

- Kiểm tra trạng thái của bộ điều khiển

- Hệ thống chống sét bảo vệ

2

Hộp (tủ) động cơ, cần chắn tự động

- Kiểm tra độ bịt kín chống xâm thực, tác dụng của khóa bảo vệ, trạng thái các tấm (cọc) đấu dây, làm vệ sinh (hút, thổi bụi);

- Tra dầu, bôi mỡ bổ sung (nếu thiếu) vào các gối đỡ, bánh xe truyền động theo quy định;

- Thử hoạt động, kiểm tra toàn bộ các tính năng đóng, mở, các vị trí chốt, khóa bằng cả hai phương pháp điện và nhân công, điều chỉnh cho phù hợp với thiết kế;

- Kiểm tra các liên kết cơ khí, chốt an toàn; hiệu chỉnh hành trình làm việc, các vị trí đóng mở, sửa chữa đảm bảo sự hoàn thiện của cần chắn.

3

Cột tín hiệu phía đường bộ tại đường ngang

- Kiểm tra các liên kết, ghép nối cơ khí của cột và phụ kiện lắp trên cột; kiểm tra độ bịt kín chống xâm thực, tác dụng của khóa bảo vệ, trạng thái các cọc đấu dây;

- Hiệu chỉnh cột, hướng đèn, chuông, biển báo phù hợp với thiết kế; nắn các biển báo hiệu, tấm triết quang, tán che đèn cong vênh (nếu có);

- Làm vệ sinh (hút, thổi bụi, lau rửa) trong ngoài cơ cấu tín hiệu, hộp chuông, biển báo hiệu trên cột;

- Xử lý các vật cản ảnh hưởng đến tầm nhìn của hệ thống báo hiệu; điều chỉnh âm lượng của chuông điện.

4

Hệ thống cáp và thiết bị phát hiện tàu

- Kiểm tra, duy tu hộp cáp, đầu cáp, cọc đấu dây; làm vệ sinh xung quanh hộp cáp;

- Kiểm tra sự chắc chắn bộ gá của thiết bị phát hiện tàu với ray cơ bản; làm vệ sinh bề mặt cảm biến; hiệu chỉnh cơ khí đảm bảo độ nhậy quy định.

5

Xác nhận toàn vẹn hoạt động của thiết bị

- Thử hoạt động ở các chế độ nhân công, tự động để kiểm tra các chức năng cảnh báo của hệ thống;

- Đối với hệ thống TBPVĐN CBTĐ chưa được lắp đặt thiết bị giám sát từ xa phải tận lượng thời gian có tàu để kiểm tra xác nhân chế độ tự động cung cấp các mức cảnh báo.

- Xác nhận lại sự toàn vẹn của hệ thống với nhân viên trực ban giám sát trung tâm (nếu có thiết bị giám sát từ xa);

- Ghi chép các kết quả kiểm tra, bảo trì vào sổ kiểm tra, duy tu thiết bị.

4.3.3  Kiểm tra, quan trắc, bảo trì năm (2 lần/năm):

4.3.3.1  Mỗi năm tiến hành 2 lần: Lần thứ nhất (tháng 6); lần thứ hai (tháng 12).

4.3.3.2  Nội dung, quy trình thực hiện tương tự như kiểm tra, bảo dưỡng tháng; ngoài ra thực hiện một số công việc sau:

(1) Điều chỉnh sai lệch, khắc phục sự suy giảm các chỉ tiêu chất lượng điện khí của những cụm thiết bị thành phần phụ tùng chi tiết, như : thiết bị phát hiện tàu; Bảng mạch giao tiếp vào ra; CCTĐ; Bảng mạch giám sát; thiết bị cung cấp nguồn; cáp tín hiệu, điều khiển…;

(2) Đo, kiểm tra tại đường ngang; tốc độ truy cập, tải xuống/tải lên; các thông số thuộc nhóm các đối tượng giám sát (điện, môi trường); đối với thiết bị phát hiện tàu: ít nhất 6 tháng/ 1 lần;

(3) Phối hợp với quản trị mạng thiết bị giám sát tập trung tiến hành hiệu chỉnh các thông số điện khí mạch truyền thông; vị trí vật lý các thiết bị phát hiện tàu của phép đo calid, các ngưỡng giám sát so sánh với kết quả thực tế để đảm bảo sai số trong phạm vi cho phép;

(4) Kiểm tra điều chỉnh phần mềm của hệ thống điều khiển (chính, phụ) bằng thiết bị chuyên dùng cầm tay hoặc máy tính;

(5) Thay thế những bộ phận thiết bị, phụ tùng, chi tiết cấu thành hệ thống mà không thể sửa chữa, khắc phục suy giảm chỉ tiêu điện khí hoặc có nguy cơ đe dọa đến sự làm việc ổn định, an toàn của hệ thống;

(6) Kiểm tra tiếp đất và điện trở tiếp đất toàn hệ thống theo quy định về bảo trì, nghiệm thu thiết bị tín hiệu đường sắt.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại QCVN 104:2019/BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

282 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào