Giảng viên chuyên ngành luật có được miễn đào tạo nghề công chứng không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật công chứng 2014 quy định các đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng viên, cụ thể là những đối tượng sau đây:
- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
- Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Mặt khác tại quy định Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định một trong những tiêu chuẩn để làm giảng viên đại học như sau:
- Giảng viên đại học hạng I: Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy.
- Giảng viên đại học hạng II: Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy.
- Giảng viên đại học hạng III: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy.
Như vậy, đối với giảng viên đại học hạng I chuyên ngành luật mới thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định. Còn những giảng viên đại học khác không được miễn đào tạo nghề công chứng.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật
- Quyết định thi hành kỷ luật tổ chức Đảng cần được bao nhiêu Đảng viên bỏ phiếu đồng ý?
- Đảng viên được đề nghị cấp Giấy xác nhận tuổi đảng trong trường hợp nào?
- Việc tổ chức kiểm điểm tập thể Đảng ở trung ương được thực hiện với những cơ quan nào?
- Đảng viên cần đạt những tiêu chuẩn nào để được xét tặng giấy khen Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ?
- Về định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống: Bộ Xây dựng có trách nhiệm thế nào?