Trường hợp nào gây tai nạn xong được rời khỏi hiện trường?
Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên,vẫn có một số trường hợp ngoại lệ theo đó căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
Sau khi xảy ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
- Dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp của bạn do lo sợ những người nhà của bên va chạm có hành vi muốn hành hung nên bạn mới rời khỏi hiện trường. Sau đó bạn cũng đã tới trình báo tại trụ sở công an gần nhất. Vì thế, hành vi của bạn không bị coi là hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?