Yêu cầu về thiết kế phần mềm điều khiển thiết bị phòng vệ đường ngang cảnh báo tự động
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 104:2019/BGTVT về Hệ thống thiết bị phòng vệ đường ngang cảnh báo tự động thì:
3.6.2 Yêu cầu về thiết kế
3.6.2.1 Các mức cảnh báo:
(1) Mức 1 - Mức cảnh báo (phòng vệ) đầy đủ:
Hệ thống TBPVĐN CBTĐ hoạt động bình thường, bao gồm đèn tín hiệu cảnh báo, chuông điện hoặc loa phát âm thanh phía đường bộ và CCTĐ;
(2) Mức 2 - Mức cảnh báo (phòng vệ) cơ bản:
Hệ thống TBPVĐN CBTĐ chỉ có đèn báo hiệu, chuông cảnh báo phía đường bộ hoạt động;
(3) Mức 3 - Mức cảnh báo (phòng vệ) tối thiểu:
Hệ thống duy nhất có cảnh báo đèn vàng sáng nháy, người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ khi qua đường ngang tuân thủ quy định tại QCVN 41:2016/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
3.6.2.2 Các trở ngại đối với từng mức cảnh báo:
3.6.2.2.1 Mức cảnh báo đầy đủ (Mức 1):
(1) Có trở ngại nhỏ: Mất điện xoay chiều nhưng dung lượng ác quy dự phòng vẫn trong phạm vi cho phép cung cấp điện cho cần chắn hoạt động (đối với đường ngang có lắp CCTĐ);
(2) Hỏng một trong số hai thiết bị phát hiện tàu trong cụm thiết bị phát hiện tàu đầu xa của khu đoạn đến gần đường ngang hoặc cụm thiết bị phát hiện tàu xác định đoàn tàu 2 bên đường ngang;
(3) Khi xảy ra trở ngại như mục a hoặc b nêu trên thì tình trạng thiết bị cảnh báo khi có tàu đến gần đường ngang: CCTĐ (nếu có) ở vị trí đóng, đèn đỏ nháy luân phiên, chuông điện hoặc loa phát âm thanh kêu.
3.6.2.2.2 Mức cảnh báo cơ bản (Mức 2):
(1) Trong trường hợp dung lượng ác quy dự phòng tới ngưỡng không đủ khả năng cấp điện cho CCTĐ làm việc;
(2) Trong trường hợp CCTĐ bị trở ngại không hoạt động được hoặc hoạt động không đúng với yêu cầu;
(3) Khi xảy ra trở ngại như mục a hoặc mục b nêu trên thì tình trạng thiết bị cảnh báo khi có tàu: CCTĐ (nếu có) ở vị trí mở; đèn đỏ nháy, chuông điện hoặc loa phát âm thanh hoạt động bình thường; đèn vàng nháy sau khi tàu ra khỏi đường ngang.
3.6.2.2.3 Mức cảnh báo tối thiểu (Mức 3):
(1) Khi tàu chạy bất thường trong khu đoạn đến gần đường ngang hoặc khi nhân viên kỹ thuật thực hiện các tác nghiệp kiểm tra, bảo trì định kỳ; đèn vàng tắt khi đoàn tàu ra khỏi khu đoạn đến gần phía bên kia của đường ngang theo hướng tàu chạy hoặc nhân viên kỹ thuật nhấn nút phục hồi;
(2) Khi một trong các phần tử mạch kết nối của một trong các cụm thiết bị phát hiện tàu đầu xa khu đoạn đến gần đường ngang đến đầu vào bộ điều khiển tín hiệu đường ngang hư hỏng;
(3) Khi xảy ra trở ngại như mục a hoặc b nêu trên thì tình trạng thiết bị cảnh báo khi có tàu tới gần đường ngang: CCTĐ (nếu có) ở vị trí mở; đèn đỏ, chuông điện hoặc loa phát âm thanh tắt; đèn vàng sáng nhấp nháy cho đến khi trở ngại được khắc phục.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại QCVN 104:2019/BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?