Người dân có được tham gia hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai không?
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định
Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
=> Theo thông tin ban đưa ra thì bà Lan chỉ là người dân ở gần thửa đất tranh chấp mà được tham dự hội đồng hòa giải. Như vậy, căn cứ quy định trên thì nếu ba Lan đã sinh sống tại đây lâu và biết rõ nguồn gốc đất tranh chấp thì việc bà lan tham dự hội đồng hòa giải là có căn cứ, tuy nhiên nếu bà lan chỉ mới chuyển đến và không biết rõ nguồn gốc đất tranh chấp thì việc bà Lan tham dự hội đồng hòa giải là sai quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?