06 quy định về phân khu phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước
Theo Khoản 4 Điều 16 Nghị định 66/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/9/2019) quy định đối với phân khu phục hồi sinh thái như sau:
"- Tuân thủ các quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này; không chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; xây dựng công trình, nhà ở trái phép; không săn bắt các loài chim nước, chim di cư; bảo vệ các loài thuộc các Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài bản địa;
- Khoanh nuôi tự nhiên phục hồi các loài thủy sinh, trồng và làm giàu hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng các loài bản địa; khôi phục hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và các sinh cảnh thích hợp của các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
- Được thả, nuôi phục hồi các loài sinh vật bản địa; phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên trong phân khu;
- Được thu thập mẫu vật các loài sinh vật theo quy định của pháp luật;
- Được triển khai hoạt động du lịch sinh thái, giải trí theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các giải pháp phòng ngừa biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước và phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước trong phân khu."
Trên đây là các quy định đối với phân khu phục hồi sinh thái.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?