Hỏi về ngành nghề sữa chữa máy móc, thiết bị
Nhóm ngành sửa chữa máy móc, thiết bị gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:
3312 - 33120: Sửa chữa máy móc, thiết bị
Nhóm này gồm:
Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị công nghiệp như mài hoặc lắp đặt lưỡi và răng cưa máy móc công nghiệp hoặc thương mại hoặc cung cấp dịch vụ hàn sửa chữa (ví dụ như động cơ); sửa chữa máy móc thiết bị công nghiệp, nông nghiệp và các máy móc nặng khác (ví dụ thiết bị bốc dỡ vật liệu và xe nâng, các công cụ máy, thiết bị làm lạnh thương mại, thiết bị xây dựng và máy móc khai thác mỏ), bao gồm cả máy móc thiết bị của ngành 28 (Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu).
Cụ thể:
- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện động cơ không tự động;
- Sửa chữa và bảo dưỡng máy bơm và thiết bị có liên quan;
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị sử dụng điện năng từ thủy lực;
- Sửa chữa van;
- Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bánh răng và các bộ phận chuyển động của xe;
- Sửa chữa và bảo dưỡng các lò luyện trong công nghiệp;
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị vận chuyển bốc dỡ vật liệu;
...
Như vậy, trường hợp gia đình em có đăng ký ngành nghề kinh doanh là: Sửa chữa máy móc, thiết bị, do đó, gia đình em có thể sửa chữa bàn ghế bằng gỗ, hay các thiết bị điện. Về cơ bản là công dân được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?