Lập báo cáo khảo sát để thanh tra tài chính tại cơ quan hành chính
Lập báo cáo khảo sát để thanh tra tài chính tại cơ quan hành chính quy định tại Quyết định 1692/QĐ-BTC năm 2011 về Quy trình thanh tra tài chính tại cơ quan hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:
2.1. Nêu các đặc điểm chính, cơ bản về tổ chức bộ máy, nhân sự, đặc điểm và mô hình tổ chức công tác tài chính, kế toán.
2.2. Tập hợp chính sách chế độ tài chính mà đối tượng thanh tra đã và đang thực hiện, trong đó chú ý rút ra được những nội dung sẽ có vướng mắc trong quá trình thực hiện:
- Các văn bản pháp quy, chế độ, chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn định mức theo chuyên ngành; các văn bản đặc thù riêng do cấp có thẩm quyền ban hành áp dụng cho cơ quan.
- Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản của cơ quan.
2.3. Tình hình về hoạt động và vấn đề liên quan đến thu, chi tài chính:
- Các chỉ tiêu, nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao: biên chế: về số lượng, chất lượng công việc, đề án, nhiệm vụ… phải thực hiện; các tiêu chí đánh giá kết quả, thời gian giải quyết công việc…
- Tình hình, số liệu tổng quát và chi tiết về tài chính của đối tượng thanh tra: các nguồn thu, các khoản chi phân theo cơ cấu các nguồn kinh phí (nguồn ngân sách nhà nước cấp, thu phí, lệ phí; thu khác…); những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện thu, chi của cơ quan.
- Việc phân cấp, hoặc giao nhiệm vụ thu, chi cho đơn vị trực thuộc, xác định các khoản được phân cấp, số thực hiện so với nhiệm vụ giao (trường hợp có các đơn vị cấp dưới).
- Tổ chức công tác kế toán, các quy định nội bộ (tổ chức và hoạt động), về kiểm soát, kiểm tra thu, chi ngân sách; về các quy định của cơ quan trong quản lý, điều hành thu - chi; đánh giá việc chấp hành các quy định, quy chế nội bộ trong lập, chấp hành dự toán; quyết toán thu, chi của cơ quan.
- Tình hình về những hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan, tổ chức đối với đối tượng thanh tra liên quan đến thực trạng tài chính thời kỳ thanh tra; những vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác thanh tra…
2.4. Xác định những vấn đề nổi cộm, những dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, về quản lý; những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành thanh tra.
2.5. Đề xuất những nội dung cần thanh tra, phạm vi thanh tra, thời kỳ thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung trọng tâm; những tổ chức, cá nhân cần thanh tra, lực lượng, thời gian thanh tra.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?