CSGT được xử phạt tối đa bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì không lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Theo đó, nếu lỗi vi phạm có mức phạt đến 250.000 đồng, không thuộc trường hợp tạm giữ phương tiện hoặc Giấy phép lái xe thì CSGT sẽ xé biên lai tại chỗ mà không lập biên bản và người vi phạm được nộp phạt tại chỗ. Như vậy, trong trường hợp của bạn, CSGT đã chấp hành đúng theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định một số lỗi vi phạm giao thông mà người điều khiển xe máy được nộp phạt trực tiếp, CSGT không cần lập biên bản như:
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (mức phạt từ 60.000 - 80.000 đồng).
- Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt (mức phạt từ 60.000 - 80.000 đồng).
- Không giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước để xảy ra va chạm (mức phạt từ 60.000 - 80.000 đồng).
- Chở người ngồi trên xe sử dụng ô, dù (mức phạt từ 60.000 - 80.000 đồng).
- Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (mức phạt từ 80.000 - 100.000 đồng).
- Đi xe dàn hàng ba trở lên (mức phạt từ 80.000 - 100.000 đồng).
- Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau (mức phạt từ 80.000 - 100.000 đồng).
- Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe (mức phạt từ 80.000 - 100.000 đồng).
- Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân (mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng).
- Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” (mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng).
- Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ nhưng không cài quai khi tham gia giao thông (mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng).
- Đi xe “kẹp ba”, trừ trường hợp chở người đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi (mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng).
- Sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe (mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng).
Ngoài ra, căn cứ Điều 72 Nghị định 46/2016, mức phạt tiền của cảnh sát giao thông tối đa lên đến 40 triệu đồng, cụ thể:
- Trạm trưởng, đội trưởng cảnh sát giao thông có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.200.000 đồng;
- Trưởng công an cấp xã, trưởng đồn công an, trạm trưởng trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền xử phạt tiền đến 2.000.000 đồng và được tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền trên;
- Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục CSGT; Trưởng phòng CSGT; Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt có quyền phạt tiền đến 8 triệu đồng với vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện.
- Cục trưởng CSGT có quyền phạt tiền đến 40 triệu đồng với vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?