Tôi đã làm đơn ly hôn nhưng không đựoc Tòa án giải quyết vì chồng vắng mặt
Bởi trong nội dung bạn hỏi, bạn không nói rõ cho chúng tôi biết là Tòa án đã thụ lý hồ sơ của bạn hay chưa, đã tiến hành hòa giải chưa? Nên đối chiếu quy định pháp luật về hôn nhân gia đình và tố tụng dân sự thì công ty đưa ra các vấn đề sau:
Thứ nhất: nếu bạn nộp hồ sơ ly hôn thì phải cung cấp đầy đủ hồ sơ ly hôn như Đơn xin lý hôn; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú hay nơi làm việc , chổ ở hiện tại của chồng bạn….rồi nộp lên tòa án nhân dân cấp quận , huyện nơi chồng bạn cư trú hay làm việc hiện tại.
Sauk hi nộp hồ sơ, Tòa án sẽ xem xét hồ sơ rồi nếu hồ sơ hợp lệ Tòa sẽ có thông báo thụ lý vụ án và lúc đó chị sẽ ddi nộp tiền tạm ứng án phí.
Thứ 2: Sau khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ án thì Tòa sẽ tiến hành thủ tục hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc đối với vụ án ly hôn.
Khi hòa giải, nếu chồng chị vắng mặt thì sau các lần hòa giải Tòa sẽ ra biên bản hòa giải không thành và kèm theo đó ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trong quyết định Tòatrongjoong báo thành phần Hội đồng xét xử, thời gian , địa điểm xét xử và gửi đến cho các bên nguyên đơn cũng như bị đơn.
Theo quy định tại Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011.
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
Như vậy đối chiếu với quy định trên nếu khi Tòa án đã đưa vụ án ra xét xử mà chồng của bạn vắng mặt lần thứ 1 thì Tòa án sẽ hoãn phiên tòa, đến lần thứ 2 Tòa án triệu tập vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa sẽ xử vụ án vắng mặt của bị đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?