Hoạt động xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 17/2019/TT-BYT (có hiệu lực ngày 01/9/2019) thì hoạt động xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm như sau:
Dựa trên kết quả điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm để lựa chọn các biện pháp xử lý dịch, ổ dịch sau:
- Xử lý nguồn bệnh: thu dung, điều trị và quản lý các trường hợp mắc bệnh; cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế; điều trị người lành mang mầm bệnh truyền nhiễm; xử lý chất thải của người, động vật, các nguồn truyền nhiễm khác;
- Xử lý đường truyền bệnh: thực hiện các biện pháp phòng chống trung gian truyền bệnh; vệ sinh môi trường, khử trùng tẩy uế khu vực có ổ dịch, dịch;
- Bảo vệ người lành tại cộng đồng và người phơi nhiễm tại bệnh viện: vệ sinh, trang bị bảo vệ cá nhân; bảo đảm an toàn thực phẩm; điều trị dự phòng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể; tiêm vắc xin phòng bệnh; truyền thông nguy cơ và truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng;
- Áp dụng các biện pháp phòng chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch theo quy định hiện hành;
- Điều tra dịch tễ và xử lý các trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm.
Trên đây là quy định về hoạt động xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc
- Hợp đồng không đúng hình thức có bị vô hiệu hay không? Khi hợp đồng vô hiệu thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
- Có thể thực hiện thanh toán bằng USDT tại thị trường Việt Nam được không?
- Khi nào thì một người bị tuyên bố là mất tích? Có được quyền ly hôn với người mất tích không?
- Chỉ thị 16 tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc?
- Quốc hội là gì? Quốc hội Việt Nam có nhiệm vụ, vị trí như thế nào trong bộ máy chính quyền nhà nước ta?