Thủ tục đăng ký chủ sở hữu chất thải độc hại
Nếu bạn là chủ cơ sở sản xuất thuộc 1 trong các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, thì bạn phải lập hồ sơ đăng ký chủ sở hữu chất thái độc hại nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện cho Sở tài nguyên và môi trường.
Hồ sơ đăng ký chủ sở hữu chất thải độc hại được quy định tại Điều 13 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, cụ thế gồm các giấy tờ sau:
"- Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
- 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương;
- Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH theo hướng dẫn tại điểm 5.2 Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này."
Sau khi bạn lập và gửi hồ sơ đăng ký chủ sở hữu chất thải độc hại thì sau trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Trên đây là trình tự thủ tục đăng ký chủ sở hữu chất thải độc hại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?