Bán các mặt hàng có nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam bị xử phạt không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 11/2018/TT-BKHCN đã đưa ra khái niệm của hành vi nhập khẩu song song như sau:
"Nhập khẩu song song theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 99/2013/NĐ-CP là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài một cách hợp pháp, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp."
Như vậy, theo dữ liệu bạn đã cung cấp thì việc công ty Thái lan đưa các mặt hàng có nhãn hiệu Emly vào Việt Nam là hành vi nhập khẩu song song.
Và hành vi nhập khẩu song song này không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và không bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Khoản 2 Điều 18 Thông tư 11/2018/TT-BKHCN)
Cho nên, Công ty Thái Lan đưa các mặt hàng có nhãn hiệu Emly vào Việt Nam không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Ban biên tập gửi phản hồi đến bạn!
Thư Viện Pháp Luật
- Mức giá trần vé máy bay nội địa hiện nay được quy định như thế nào? Bán vé máy bay vượt mức giá trần, hãng hàng không có bị xử phạt?
- Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại khi đáp ứng các yêu cầu nào? Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép gì?
- Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam được quy định thế nào? Sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để nhận thanh toán từ công ty nước ngoài được không?
- Học sinh dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học quản lý thì ai có trách nhiệm bồi thường?
- Trường hợp nào giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bị đề nghị miễn nhiệm?