Thỏa thuận trọng tài không cụ thể thì giải quyết như thế nào?
- Căn cứ Khoản 5 Điều 43 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.
=> Việc các bên khi thỏa thuận trọng tài đã không nêu rõ là sẽ giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài nào nên khi xảy ra tranh chấp các bên phải thỏa thuận lại trung tâm trọng tài cụ thể nào có thẩm quyền giải quyết. Qua đó cho thấy phía công ty đối tác không chấp nhận là có cơ sở. Tuy nhiên Luật này lại quy định nếu thỏa thuận không thành thì hình thức và trung tâm trọng tài do nguyên đơn quyết định.
Kết luận: Trong trường hợp này khi công ty đối tác không đồng ý thì bạn sẽ phải mời bên đối tác thỏa thuận lại việc chọn trung tâm trọng tài nào, trường hợp không thỏa thuận được thì bạn giữ nguyên đơn khởi kiện tại trung tâm trọng tài VIAC theo đúng trình tự của Luật trọng tài thương mại.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kịch bản và lời dẫn chương trình 20 11 ở trường mầm non mới nhất năm 2024?
- Hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở của cá nhân là bao nhiêu?
- Không được khiếu kiện hành chính đối với những quyết định nào?
- Tạm đình chỉ sử dụng Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương trong trường hợp nào?
- Mẫu văn bản đề nghị hiệp thương giá mới nhất năm 2024?