Giải quyết tranh chấp với hàng xóm

Bạn em đang mang bầu tháng thứ 5 chồng đi vắng có nhờ cậu ra trông bạn em. Hôm qua bạn em bị anh hàng xóm sang mắng nhiếc chửi bới nhục mạ. Phát hiện anh ta có hơi men nên bạn em bỏ qua và đi vào nhà thì anh ta tiếp tục vào nhà xỉ nhục lăng mạ với những lời nói khiếm nhã (chỉ vì yêu cầu nhà bạn em bắt ống nước thải sinh hoạt dài ra). Bạn em gọi điện thoại cho chồng và chồng bạn ấy nhờ bạn mình sang nhà xem tình hình vợ như thế nào. Sau đó 2 bên có ngồi lại nói chuyện giảng giải nhưng anh hàng xóm không nghe tiếp tục có những lời khích bác thách thức. Sau đó, còn gọi điện thoại gọi người đến. Anh bạn của chồng thấy vậy sợ gặp nguy hiểm nên có điện thêm 1 vài người bạn khác đến (tầm 4-5 người). Hai bên lại tiếp tục ngồi lại giảng hoà lần nữa (chừng 30 phút). Mọi việc tạm lắng xuống nhà nào về nhà nấy thì chị vợ anh hàng xóm ra chửi bới om xòm, hai bên quay ra cãi vã. Anh hàng xóm cầm cốc ném vào đám bạn và chạy vào nhà lấy kiếm ra đuổi. Đám bạn chạy về nhà bạn em lấy xẻng và 1 vài thanh sắt (nhà bạn e buôn sắt vụn) để chống trả. Bạn em đang bầu bì thấy vậy sợ ẩu đả nên có chạy sang kéo cửa nhà hàng xóm lại để không xảy ra sự việc đáng tiếc. Kết quả sau cuộc ẩu đả bên nhà bạn em không thiệt hại gì. Bên nhà anh hàng xóm có vỡ 1 cánh cửa kính và 1 cái bàn nhựa. Vây cho em hỏi vụ việc như vậy thì sẽ có hướng giải quyết ra sao ạ?  

Theo thông tin bạn cung cấp có thể thấy trong vụ ẩu đả giữa hai gia đình chưa xảy ra thiệt hại về người, mà chỉ có thiệt hại về tài sản (1 cánh cửa kính và 1 cái bàn nhựa). Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi đập phá tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nếu tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

- Tài sản là kỷ vật, di vật.

Người bị truy cứu có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, căn cứ vào giá trị của tài sản bị phá hoại thì các cơ quan chức năng sẽ có hướng giải quyết theo hướng truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng sẽ chỉ giải quyết khi có đơn yêu cầu của người bị hại (anh hàng xóm), đồng thời trong quá trình giải quyết các cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào mức độ lỗi và hành vi của các bên để có hình thức xử lý phù hợp. Theo đó, anh hàng xóm cũng có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng theo quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
232 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào