Quy định về đăng ký thường trú
Theo quy định tại Điều 21 Luật cư trú, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (HK01);
b) Giấy chuyển hộ khẩu (HK07);
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;
b) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;
c) Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà là một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
d) Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
đ) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy nếu nhà ở của anh Luân không thuộc một trong các trường hợp quy định trên, anh đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP Biên Hòa để được hướng dẫn giải quyết. Trân trọng./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?