Phân biệt nguyên quán và quê quán
- Nguyên quán: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ (Điểm e Khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA).
- Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh (Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014).
Hiểu một cách đơn giản nhất, nguyên quán của một người được xác định căn cứ theo nguồn gốc, xuất xứ (nơi sinh) của ông bà nội hoặc ông bà ngoại.
Còn quê quán của một người thì xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ.
Như vậy, nguyên quán được xác định sâu và xa hơn so với quê quán.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi minh họa lớp 10 môn Văn chuyên Trường Phổ thông Năng khiếu (có đáp án)?
- Quy định về trọng điểm phòng không nhân dân từ 01/07/2025?
- Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn theo Quyết định 1408?
- 10 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng không nhân dân 2024?
- Đất nông nghiệp không sử dụng bị thu hồi có được bồi thường đất không?