Những quy định mới về hợp đồng lao động với người giúp việc trong gia đình

Hợp đồng lao động nguời giúp việc trong gia đình có những quy định gì?

  Thứ nhất: về đối tượng người lao động

  Theo quy định tại Điều 179, Bộ luật Lao động 2012:

1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

2. Người làm các công việc giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.

Như vậy lao động được hiểu đơn giản là người giúp việc gia đình được hiểu là người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động; người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động. Công việc giúp việc gia đình gồm: Nấu ăn cho các thành viên trong hộ gia đình;  phục vụ sinh hoạt của các thành viên trong hộ gia đình; lau dọn nhà ở, hoặc vận chuyển các đồ đạc, tài sản của hộ gia đình; giặt quần áo, chăn màn của các thành viên trong hộ gia đình; công việc khác phục vụ đời sống, sinh hoạt của hộ gia đình... mà những việc này không nhằm mục đích kinh doanh.

Người lao động giúp việc gia đình được giới hạn tuổi tối thiểu là từ 15 tuổi trở lên, trường hợp dưới 18 tuổi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động. Mọi trường hợp đều phải ký kết hợp đồng lao động, có thể áp dụng thời gian thử việc.

     Thứ hai: các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩ vụ của người lao động giúp việc trong gia đình.

    Theo quy định mới tại Điều 180 Bộ luật lao động năm 2012 : Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.

Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở. Như vậy, trường hợp bạn thuê người giúp việc gia đình phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản.

Trong nội dung hợp đồng lao động phải ghi rõ thỏa thuận về tiền lương, điều kiện ăn ở của người giúp việc, tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng hạn, trách nhiệm bồi thường do gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động, các hành vi nghiêm cấm… Tiền lương bao gồm cả chi phí ăn, ở của người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Đặc biệt, trong trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người giúp việc làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động, làm việc vào ngày nghỉ lễ, ngày Tết… thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định.  Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Hằng năm, căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động và khả năng kinh tế của hộ gia đình, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động.

Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương. Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật Lao động. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ.

   Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế cho lao động giúp việc gia đình cùng lúc với kỳ trả lương để người lao động tự lo bảo hiểm. Trong trường hợp người giúp việc gia đình bị ốm, bị bệnh, chi phí khám, chữa bệnh do người lao động chi trả. Thời gian nghỉ việc do bị bệnh, bị ốm, người sử dụng lao động không phải trả lương.

    Khi xảy ra tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc giữa người lao động với thành viên trong hộ gia đình, người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau thương lượng, giải quyết. Trường hợp một trong hai bên không thống nhất thì có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động.

    Các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ lao động này được pháp luật quy định một cách rõ ràng từ Điều 181 đến Điều 183 của Bộ luật Lao động 2012. Trong đó để đảm bảo cho người lao động thì luật còn quy định thêm những  hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động:

1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.

3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.

    Thứ ba: Những vướng mắc khi áp dụng những quy định pháp luật về hợp đồng lao động với người giúp việc trong gia đình trên thực tế. 

    Mặc dù Pháp luật đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động giúp việc trong gia đình, tuy nhiên để những quy định đó được áp dụng trên thực tiễn một cách khả thi là vô cùng khó vfa có thể mất thời gian khá lâu, bởi lẽ:

-Hợp đồng lao động thường sử dụng đối với công việc giờ được coi là nghề chính thống, quyền và nghĩa vụ có trong hợp đồng đòi hỏi cả 2 bên phải tuân thủ nghiêm túc. Tuy nhiên, thực tế xã hội vẫn chưa thực sự coi giúp việc nhà là một nghề và bản thân người giúp việc cũng mang tâm lý “làm tạm”, dẫn đến việc cả 2 phía ngại ký hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, việc ký hợp đồng lao động có thể nói là một điều đáng hoan nghênh nhưng hầu hết đa số người sử dụng lao động khi thuê người giúp việc thì thường có tâm lý an tâm hơn khi sử dụng người quen, người ở quê nên những người đó phần nhiều trình độ thấp, quen nếp nghĩ chỉ là nghề làm tạm, ưng thì làm, không thì nghỉ. Hiện nay các công ty cung cấp lao động giúp việc nhà hầu hết chỉ dừng lại ở vai trò trung gian môi giới, chưa quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn.các bên còn chưa quan tâm nhiều đến những quy định trong BLLĐ hay trong Nghị định 27.

-Mặc dù pháp luật có quy định trách nhiệm  dành cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý cũng như xử lý các vi phạm về hợp đồng lao động giúp việc nhưng các cơ quan quản lý rất khó quản được gia đình nào có thuê người giúp việc nhà nên việc quản lý hợp đồng cho người lao động cũng là điều không dễ thực hiện.

-Tuy BLLĐ 2012 có quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế cho người giúp việc nhưng tại Nghị định 27 thì không bắt buộc chủ sử dụng phải đóng bảo hiểm xã hội cho người giúp việc, việc đóng bảo hiểm hay không tùy vào sự thỏa thuận của hai bên và bản thân người giúp việc không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.Điều này vô tình tạo điều kiện cho chủ sử dụng và người lao động không bị vướng bận vào quy định phải trả bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Chỉ cần chủ sử dụng phân định rạch ròi đâu là tiền lương, đâu là tiền bảo hiểm là coi như hoàn thành nghĩa vụ bảo hiểm với người lao động, người lao động đóng bảo hiểm hay không thì tùy. Việc ký hợp đồng với người giúp việc cũng không phải theo mẫu nhất định mà tự thỏa thuận nên việc thay đổi những quy định của nghị định là khó tránh khỏi và những thay đổi này thường sẽ bất lợi cho người giúp việc. Chủ sử dụng cũng có thể không ký hợp đồng với người lao động mà không chịu bất kỳ chế tài xử lý nào.

Mặt khác, tuy chịu một số thiệt thòi về bảo hiểm y tế, xã hội, môi trường làm việc và các chế độ khác nhưng về thực tế, người giúp việc đang nhận lương cao hơn lương cơ bản rất nhiều. Theo nghị định mới, người giúp việc đang lo bị giảm lương bởi nếu phải đóng thêm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (21% lương theo hợp đồng) và các khoản khác theo nghị định thì các chủ sử dụng sẽ “lách luật” bằng cách giảm lương, giảm chi phí giúp việc

Hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
HR là bộ phận gì? Bộ phận HR có quyền giao kết hợp đồng lao động hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chủ thể có quyền giao kết hợp đồng lao động? Việc giao kết hợp đồng lao động được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thử việc khi giao kết hợp đồng lao động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được tạm hoãn hợp đồng lao động khi đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn có thể được xem là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài có bị thu hồi giấy phép lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng 111 là hợp đồng gì? Điều kiện ký kết hợp đồng 111 hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
365 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào