Nhà ở xã hội có được thế chấp?
Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự 2015, có quy định:
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)
Và tại Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có quy định
Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
=> Vậy nên, theo quy định trên thì trường hợp bạn chưa trả hết tiền để mua căn hộ bạn muốn thế chấp để mua căn hộ đó để thanh toán tiền mua căn hộ trên thì bạn sẽ được thế chấp. Và bạn không được thế chấp dưới mọi hình thức ngoài trường hợp trên trong thời thời hạn 5 năm kể từ thời điểm bạn trả hết tiền mua nhà cho bên bán.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?