Tiếp nhận vụ việc vi phạm pháp luật do các cơ quan, lực lượng khác chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam
Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 15/2019/TT-BQP (có hiệu lực 01/07/2019) thì tiếp nhận vụ việc vi phạm pháp luật do các cơ quan, lực lượng khác chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
1. Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận vụ việc do cơ quan, lực lượng khác chuyển giao khi thuộc thẩm quyền xử lý của Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Hồ sơ vụ việc do cơ quan, lực lượng khác chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam, gồm:
- Quyết định hoặc văn bản chuyển giao kèm theo tài liệu, tang vật, công cụ, tàu thuyền thực hiện hành vi vi phạm (nếu có) và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm của cơ quan chuyển giao;
- Việc tiếp nhận tài liệu, tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm phải lập biên bản giao nhận;
- Biên bản giao nhận phải thống kê đầy đủ từng loại tài liệu, tang vật, công cụ, phương tiện có trong hồ sơ, người giao và người nhận ký vào biên bản giao nhận.
3. Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc do cơ quan, lực lượng khác chuyển giao phải tiến hành các nội dung, biện pháp cần thiết sau đây:
- Trường hợp thuộc thẩm quyền xử phạt, đủ tài liệu, chứng cứ xác định được hành vi vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức thực hiện quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc vi phạm hành chính;
- Trường hợp chưa đủ yếu tố kết luận vụ việc vi phạm phải tổ chức xác minh làm rõ, kết luận hành vi vi phạm, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức thực hiện quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển Việt Nam xét thấy vụ việc vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền của mình phải báo cáo người chỉ huy trực tiếp và chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án, hoàn thiện hồ sơ ban đầu, bàn giao cho Cơ quan điều tra, hoặc gửi Viện kiểm sát theo thời gian, thủ tục quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự đối với những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm.
Trên đây là quy định về canh giữ tàu thuyền vi phạm, trả lại tàu thuyền vi phạm của Cảnh sát biển Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?
- Hướng dẫn cập nhật thông tin tài khoản Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 cho học sinh? Đăng nhập quantritrangnguyen edu vn dành cho giáo viên?
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Từ chối khám sức khỏe định kỳ thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
- Tăng lương hưu từ ngày 01/7/2025 bao nhiêu?