Khi nào được xác định lại giới tính?
Căn cứ Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc xác định lại giới tính như sau:
- Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
- Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Như vậy, cá nhân có quyền xác định lại giới tính của mình tuy nhiên việc xác định này chỉ được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác.
Theo đó, các tiêu chuẩn y tế xác định khuyết tật bẩm sinh và chưa định hình về giới tính được quy định tại Nghị định 88/2008/NĐ-CP gồm:
- Nam lưỡng giới giả nữ
- Nữ lưỡng giới giả nam
- Lưỡng giới thật
- Nhiễm sắc thể giới tính có thể giống ba trường hợp nêu trên nhưng bộ phận sinh dục chưa được biệt hoá hoàn toàn và không thể xác định chính xác là nam hay nữ
Như vậy, chỉ khi thuộc 01 trong các trường hợp kể trên và phải thông qua khám lâm sàng, cận lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật thì người đó mới được xác định lại giới tính. Việc thích người đồng giới không được xem là căn cứ để thực hiện quyền xác định lại giới tính.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?