Nhiệm vụ của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính
Nhiệm vụ của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính được quy định tại Điều 35 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, gồm:
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định này; xây dựng, quản lý Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành.
2. Công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và không tiếp nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc thẩm quyền của bộ, ngành; danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của bộ, ngành; danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của bộ, ngành giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận.
3. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử theo quy định tại Nghị định này.
4. Hướng dẫn các địa phương giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế liên thông thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
5. Chỉ đạo xây dựng và ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với việc giải quyết từng thủ tục hành chính thuộc phạm vi thực hiện của bộ, ngành mình.
6. Chỉ đạo các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc đặt tại địa phương được tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp tỉnh, cấp huyện và phối hợp với các cơ quan nhà nước ở địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính.
7. Định kỳ hàng năm đề xuất các thủ tục hành chính thực hiện liên thông và xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình thực hiện liên thông thủ tục hành chính. Bộ, cơ quan quản lý lĩnh vực được giao tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính liên thông thực hiện công bố thủ tục hành chính liên thông sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.
8. Chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định này, để xảy ra các vi phạm liên quan đến hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả và đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.
9. Kịp thời có giải pháp về công tác cán bộ để động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa dựa trên kết quả đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức.
Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?