Bảo vệ bệnh viện có được quyền khám xét người bị nghi ngờ trộm cắp không?

Vừa qua khi đi khám bệnh, trong lúc ngồi chờ thì người kế bên bị mất đồ và nghi ngờ tôi lấy. Người này gọi bảo vệ bệnh viện vào và yêu cầu khám người tôi. Tôi không đồng ý, một mặt vì thấy bị xúc phạm, một mặt vì tôi là nữ. Xin hỏi, trong trường hợp như tôi, pháp luật có quy định nào bảo vệ không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.

Điều đầu tiên cần khẳng định mọi người đều được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín theo quy định tại Điều 34 Bộ luật dân sự 2015. Do đó, hành vi khám xét người khác đương nhiên không thể tùy tiện được.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Theo đó, việc khám người theo thủ tục hành chính là biện pháp ngăn chặn hành chính nhằm thu giữ tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm hành chính đang cất giấu trong người để kịp thời ngăn ngừa vi phạm hành chính, bảo đảm thu thập tài liệu làm căn cứ xử lý người vi phạm.

Như vậy, khi thực hiện khám người đòi hỏi phải có căn cứ để cho rằng người đó cất giấu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm hành chính mới được ra quyết định và tiến hành khám người. Thông thường căn cứ này là những nguồn tin báo đã được xác minh, thông tin từ hoạt động nghiệp vụ của cơ quan chức năng.

Việc khám người phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Điều 127 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

- Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền trừ trường hợp cấp bách.

- Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo cho người bị khám biết quyết định khám, phải yêu cầu người bị khám tự giác đưa ra các công cụ, phương tiện, tài liệu vi phạm hành chính.

- Nếu họ không tự giác chấp hành thì tiến hành khám. Khi khám người phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị khám, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết việc khám phải thực hiện ở nơi kín đáo.

- Mọi trường hợp khám người theo thủ tục hành chính đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám 01 bản.

- Nếu phát hiện tang vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính cất giấu trong người bị khám thì người khám phải thu giữ, lập biên bản thu giữ tang vật đó, phải mô tả chi tiết tình trạng, số lượng tang vật bị thu giữ.

Biên bản thu giữ tang vật phải có chữ ký của người khám, người bị khám, người chứng kiến và giao cho người bị khám một bản.

Như vậy trừ trường hợp cấp bách, việc khám người đều phải trải qua các thủ tục nghiêm ngặt, phải có căn cứ và các căn cứ là những nguồn tin báo đã được xác minh, thông tin từ hoạt động nghiệp vụ của cơ quan chức năng, quan trọng là nam khám nam, nữ khám nữ. Do đó, có thể thấy bảo vệ trong trường hợp trên không có quyền khám xét bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào