Luật sư có được hỏi bị can trong khi cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai không?
Theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người được bào chữa có các quyền sau:
b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
...
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này luật sư chỉ có quyền được hỏi bị can khi người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý. Đây là một trong những hạn chế của luật sư, Hiện nay đã và đang có rất nhiều ý kiến đóng góp về vấn đề này, vì nếu không được hỏi thì luật sư không thể thực hiện tố quyền và nghĩa vụ của mình để có thể bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam, tạm giữ, bị can.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?