Thanh tra thực địa tại khu vực khai thác khoáng sản
Thanh tra thực địa tại khu vực khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 17 Thông tư 51/2015/TT-BTNMT hướng dẫn nội dung thanh tra chuyên ngành khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó:
1. Đối với mỏ lộ thiên:
a) Kiểm tra hiện trạng mốc của các điểm khép góc khu vực khai thác;
b) Kiểm tra hiện trạng vị trí, ranh giới, diện tích khu vực khai thác;
c) Kiểm tra hiện trạng các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác; công trình khai thác, moong khai thác và công trình phụ trợ;
d) Kiểm tra hiện trạng công trình cải tạo, phục hồi môi trường; biện pháp bảo đảm an toàn đối với khu vực đã dừng hoạt động khai thác.
2. Đối với mỏ hầm lò:
a) Kiểm tra hiện trạng mốc của các điểm khép góc khu vực khai thác;
b) Kiểm tra hiện trạng vị trí, tọa độ tại cửa giếng nghiêng/lò nghiêng, lò bằng, sân công nghiệp và công trình phụ trợ so với quy định trong dự án đầu tư khai thác, thiết kế mỏ hoặc bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
c) Kiểm tra hiện trạng công tác đào, chống lò và củng cố sửa chữa lò;
d) Kiểm tra hiện trạng việc khai thác tại lò chợ, lò khai thác.
3. Việc chấp hành các quy định khác có liên quan:
a) Việc thực hiện xây dựng các công trình bảo vệ môi trường; các công trình giảm thiểu tác động môi trường;
b) Đồng bộ thiết bị khai thác đang sử dụng; công tác an toàn, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; phương án phòng ngừa sự cố mỏ; thoát nước; niêm yết quy trình vận hành thiết bị.
c) Việc cắm các biển báo, bảng chỉ dẫn tại khu vực có nguy cơ mất an toàn; phòng chống cháy, nổ; nội quy an toàn trong mỏ;
d) Biểu hiện hoặc dấu vết của hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong ranh giới khu vực khai thác khoáng sản.
4. Trong trường hợp thấy có sai số lớn giữa số liệu, thông tin trong văn bản, tài liệu, báo cáo của tổ chức, cá nhân so với kết quả kiểm tra tại thực địa, để có đầy đủ chứng cứ, thông tin, số liệu liên quan đến kết luận thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra quyết định thực hiện hoặc trưng cầu tổ chức, cá nhân độc lập có đủ điều kiện theo quy định để thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa hình (bổ sung) tại thời điểm thanh tra để xác minh tính đúng đắn của thông tin, số liệu trên bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác; các số liệu để xác định sản lượng khai thác thực tế;
b) Lấy mẫu khoáng sản (chưa khai thác, quặng nguyên khai) tại khai trường, tại bãi thải; mẫu trước và sau khi tuyển, làm giàu khoáng sản (nếu có);
c) Đo đạc tọa độ của mốc điểm khép góc, mặt cắt, địa hình, các thông số của hệ thống khai thác (chiều cao tầng, góc nghiêng sườn tầng, thông số lò chợ, lò mở vỉa, lò vận chuyển, lò thông gió) của khu vực khai thác;
d) Lấy mẫu trong khu vực khai thác để xác định khoáng sản đi kèm đã được xác định trong Giấy phép khai thác khoáng sản, dự án đầu tư khai thác, thiết kế mỏ đã duyệt;
đ) Lấy mẫu tại khu vực khai thác, các bãi thải để kiểm tra số liệu về chất lượng khoáng sản so với Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
Trên đây là tư vấn về thanh tra thực địa tại khu vực khai thác khoáng sản. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 51/2015/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?