Bị người khác mượn chứng minh mua hàng trả góp có phải trả nợ không?
Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
...
Theo như bạn trình bày, bạn bị lừa dối trong việc mượn và sử dụng chứng minh nhân dân, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cũng phải nhanh chóng tố giác vụ việc đến công an, vì đây là hành vi có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, một vấn đề khác nữa là chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân của mỗi người, bạn không được cho người khác mượn và sử dụng chứng minh nhân dân của mình, hành vi này bạn có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu giấy mời họp phụ huynh học sinh cuối học kì 1 cấp 1, 2 3 năm học 2024-2025?
- Đối với tài khoản ngân hàng của công ty thì cập nhật sinh trắc học của ai?
- Danh mục dao có tính sát thương cao được xem là vũ khí từ 01/01/2025?
- Sử dụng 500 lao động nữ thì phải lắp đặt bao nhiêu phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc?
- Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điểm học bạ từ 30% lên 50%?