Nghỉ thai sản có phải đóng đoàn phí công đoàn?
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi sinh con khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
(1) Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
(2) Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Do đó: Trường hợp lao động nữ sinh con mà đáp ứng đủ một trong các điều kiện kể trên thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ thì mức đóng đoàn phí hằng tháng đối với Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối) bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây là việc đóng đoàn phí công đoàn là trách nhiệm của đoàn viên khi tham gia công đoàn. Do đó, trường hợp bạn đang là đoàn viên trong công đoàn tại công ty, bạn có trách nhiệm đóng đoàn phí công đoàn theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ thì đoàn viên công đoàn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải đóng đoàn phí công đoàn:
- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí;
- Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trong thời gian đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên thì đoàn viên không phải đóng đoàn phí công đoàn.
Do đó: Trường hợp bạn đang đi làm ở công ty, đang tham gia công đòn và đóng đoàn phí hàng tháng nhưng có bầu và sắp đến ngày sinh, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội liên tục nhiều năm nên đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Nên trong thời gian nghỉ thai sản khi sinh con bạn sẽ không phải đóng đoàn phí công đoàn?
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?