Mức phạt khi cơ sở chế biến suất ăn sẵn không có dụng cụ chế biến, bảo quản riêng đối với thực phẩm tươi sống
Mức phạt khi cơ sở chế biến suất ăn sẵn không có dụng cụ chế biến, bảo quản riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến sẽ bị áp dụng mức xử phạt quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi, trong đó có:
Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;
Bên cạnh đó, còn xử phạt mức phạt trên đối với căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm vi phạm quy định trên. Và các hành vi sau:
- Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;
- Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
- Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?