Cắt xé tiền có thể bị phạt tới 15 triệu đồng?
Dù tiền là một tài sản và chủ sở hữu hoàn toàn có quyền định đoạt nhưng quyền này bị hạn chế bởi tiền là một tài sản đặc biêt, là công cụ trung gian thanh toán do chính Nhà nước phát hành.
Do đó, Khoản 2 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam quy định cấm hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
Hành vi hủy hoại tiền có thể hiểu là các hành vi xé, cắt, đốt, vò nát, tẩy xóa tiền,...
Chế tài xử phạt hành vi hủy hoại tiền được quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 96/2014/NĐ-CP, cụ thể mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm và giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?