Ai chịu trách nhiệm khi cho trẻ em chơi đồ chơi bạo lực?

Xin chào các anh chị trong Ban biên tập. Tôi có một câu hỏi rất mong được các anh chị giải đáp. Dạo gần đây, tôi hay vào các cửa hàng đồ chơi trẻ em để mua đồ cho con. Tôi thấy nhiều cửa hàng bán các đồ chơi dạng như súng, kiếm, dao,...có tính chất bạo lực, nguuy hiểm cho sự phát triển lành mạnh của các bé? Vậy cho tôi hỏi pháp luật hiện nay có quy định gì về vấn đề này không? Những người mua cho các bé chơi có chịu trách nhiệm liên đới gì không? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Trân trọng cảm ơn!

Theo Quyết định 88/2000/QĐ-BTM ngày 18/1/2000, những loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị bị cấm. Cụ thể là các loại đồ chơi sau:

- Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng:

+ Súng nén bằng hơi hoặc bằng lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác.

+ Súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ.

- Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác:

+ Giống lựu đạn, bom, mìn, bộc phá.

+ Giống kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén...).

- Các loại pháo: pháo nổ, pháo hoa, pháo đập, đạn đập làm bằng thuốc pháo hoặc bằng các loạt vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng.

- Các loại đồ chơi ảo.

- Các loại đồ chơi dưới dạng văn hoá phẩm (ấn phẩm, băng, đĩa), các loại đồ chơi điện tử có hình ảnh, âm thanh, hành động mô tả cảnh đánh nhau, giết người dã man hoặc những hành động xúc phạm nhân phẩm, phá hoại môi trường có hại về thẩm mỹ và giáo dục trẻ em.

- Các phần mềm vi tính trò chơi điện tử có nội dung kích động bạo lực, mại dâm.

- Các loại đồ chơi dùng điện có điều khiển từ xa có thể gây nhiễu cho các đồ dùng trang thiết bị khác hoặc không bảo đảm an toàn cho trẻ em.

- Các loại đồ chơi có sử dụng quốc kỳ, bản đồ Việt Nam, ảnh lãnh tụ không đúng với quy định, có mục đích xấu.

Như vậy, các đồ chơi bạn thấy trong cửa hàng đồ chơi mà bạn nêu ra ở trên là thuộc danh mục các loại đồ chơi bị cấm.

Do đó, cả người bán và người cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nói trên đều vi phạm pháp luật.

- Mức xử phạt:

1. Đối với người cho trẻ em sử dụng: Điểm c Khoản 1 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định về mức phạt đối với hành vi cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Đối với người buôn bán: Theo Điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định người kinh doanh buôn bán các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP còn quy định, người có hành vi buôn bán hàng cấm còn có thể bị xử phạt từ 500.000 đến 100.000.000 đồng tùy theo giá trị của hàng cấm đó. Người có hành vi vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Ân
351 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào