Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
Hiện nay, thực trạng một số doanh nghiệp đang cố tình lách luật đối với vấn đề chuyển người lao động làm công việc khác không đúng theo thỏa thuận hợp đồng lao động của các bên đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng. Mục đích của hành động này là gây sức ép tâm lý, tinh thần, vật chất để người lao động có thể tự nghỉ việc khi doanh nghiệp muốn chấm dứt hợp đồng. Bộ Luật Lao động hiện hành quy định khá chặt chẽ về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong vấn đề thực hiện hợp đồng nói chung và vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động nói riêng. Theo đó, quan điểm của các quy định pháp luật thể hiện rõ ràng xu hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Chính vì thế, việc người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đòi hỏi phải đúng theo quy định tại Điều 36, Điều 38 Bộ Luật Lao động hiện hành. Điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp nên việc lựa chọn phương thức chuyển người lao động làm công việc khác không đúng theo thỏa thuận hợp đồng lao động nhằm tạo áp lực để người lao động tự động thôi việc là lựa chọn của các doanh nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, thực tế của việc lạm dụng này không được áp dụng đúng theo quy định pháp luật do một số doanh nghiệp chưa nắm bắt rõ các điều khoản mà pháp luật quy định. Đây là nguyên nhân khiên không ít một số doanh nghiệp phải đối diện với việc bỏ ra chi phí không hề nhỏ đối với người lao động.
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động hiện hành, việc chuyển người lao động làm công việc khác so với với hợp đồng được quy định như sau:
“1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”
Có 3 khía cạnh đáng lưu ý ở đây là:
1.Sự nhầm lẫn:
Vấn đề mà khiến các doanh nghiệp áp dụng sai ở đây là sự nhầm lẫn một cách cơ bạn nhưng rất quan trọng ở cụm từ “quyền tạm thời”. Rõ ràng pháp luật khẳng định rằng: “…người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động…”. Thế nhưng, một số doanh nghiệp chỉ để biết rằng đó là “quyền” mà không hề để ý đến quyền tạm thời.
2.Thời gian tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác:
Khoản 1 Điều 31 Bộ luật Lao động hiện hành quy định người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
3.Điều kiện tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác:
-Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. (Khoản 2 Điều 8 NĐ 05/2015/NĐ-CP)
-Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. (Khoản 1 Điều 31)
-Phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.( Khoản 2 Điều 31)
-Khi trả lương cho người lao động, nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. (Khoản 3 Điều 31)
Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. Nếu người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động.
LDL mong rằng bài viết trên có thể phần nào đó giúp bạn đọc nắm bắt kiến thức về các vấn đề pháp lý phát sinh trong lĩnh vực lao động khi doanh nghiệp áp dụng quy định tạm thời chuyển người lao động sang làm việc khác để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?