Điều tra xác định các loại hình thoái hóa đất được quy định ra sao?
Điều tra xác định các loại hình thoái hóa đất được quy định tại Điều 16 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể như sau:
1. Xác định ranh giới khoanh đất theo loại hình thoái hóa lên bản đồ dã ngoại tại thực địa.
2. Chấm điểm điều tra lên bản đồ dã ngoại và định vị điểm điều tra bằng thiết bị định vị GPS.
3. Chọn vị trí và chụp ảnh minh họa điểm điều tra.
4. Mô tả thông tin về điểm điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số) về các điểm điều tra như: vị trí, địa hình, thời tiết, tọa độ điểm điều tra.
5. Mô tả thông tin về điểm điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số) về các nội dung cần điều tra, bao gồm:
a) Đất bị suy giảm độ phì: xác định một số đặc trưng của đất bị suy giảm độ phì thông qua các đặc trưng của đất như tầng đất mặt mỏng, tầng đất mặt bị bạc màu, cấu trúc rời rạc hoặc cục tảng, nhiều đá lẫn,... hoặc thông qua sự sinh trưởng, phát triển của thực vật trên đất như sự cằn cỗi của cây trồng, sự xuất hiện của thực vật chỉ thị (sim, mua,…);
b) Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa: xác định một số đặc trưng của đất bị khô hạn, hoang mạc hoá, sa mạc hoá thông qua các đặc trưng của khí hậu và chế độ tưới, đặc trưng của đất hoặc thông qua sự sinh trưởng, phát triển của thực vật trên đất và sự xuất hiện của thực vật chỉ thị;
c) Đất bị kết von, đá ong hóa: xác định một số đặc trưng về kích thước, tỷ lệ phần trăm kết von và dạng kết von trong đất (phân biệt rõ đốm loang lổ đỏ vàng hay các ổ kết von đỏ vàng mềm hoặc kết von cứng dạng ôxit sắt hay các tầng đá ong);
d) Đất bị xói mòn: xác định một số đặc trưng về độ dày tầng đất mặt, bề mặt đất (có khe rãnh), độ dốc địa hình, thảm thực vật, …;
đ) Đất bị mặn hóa, phèn hóa.
Xác định những khu vực bị xâm nhập mặn do ảnh hưởng của tự nhiên theo chu kỳ hoặc bất thường (ranh giới xâm nhập mặn), cây chỉ thị (nếu có);
Xác định những vùng đất không phải là đất phèn, đất mặn đã chuyển từ canh tác nước ngọt sang nước mặn, lợ (nuôi trồng thủy sản, trồng cây ngập mặn), cây chỉ thị (nếu có).
Xác định những khu vực đất phèn, đất mặn ít hoặc mặn trung bình chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước mặn (có đào đắp ao nuôi làm thay đổi bề mặt tự nhiên của đất, các tầng phèn tiềm tàng bị chuyển thành phèn hoạt động).
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?