Trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa có bị phạt không?

Xin chào quý anh chị trong ban Biên tập! Tôi có một vấn đề thắc mắc mong được anh chị giải đáp. Ông Hóa có mảnh đất gần 600 m2 để trồng lúa. Song mùa vừa rồi, gia đình ông không trồng lúa mà lại bồi lấp đất để trồng cây keo. Công an xã đã xuống lập biên bản và xử phạt 6 triệu đồng, yêu cầu gia đình ông phá bỏ cây keo. Vậy công an xã phạt như vậy có đúng không? Ông Hóa muốn trồng cây keo trên đất này thì phải làm thế nào mới đúng luật? Mong được các anh chị tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì việc chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định rằng, nếu diện tích đất chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta thì có thể bị phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Như vậy, trong trường hợp gia đình ông Hóa, ông đã tự ý bồi lấp diện tích đất trồng lúa để trồng cây keo mà không làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hành vi này vi phạm quy định của pháp luật đất đai, đồng thời, diện tích đất ông tự chuyển đổi mục đích sử dụng là 600 héc ta, nên gia đình ông có thể bị xử phạt từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, gia đình ông còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Như vậy, việc công an xã xử phạt gia đình ông Hóa mức phạt sáu triệu đồng và buộc khôi phục lại diện tích để trồng lúa là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Để chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, gia đình ông Hóa cần nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường, bao gồm:

- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và hướng dẫn ông thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Ân
309 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào