Muốn nhận trực tiếp nuôi đứa con sau khi vợ chồng chị gái ly hôn thì làm thế nào?
Điểm b Khoản 2, Điểm a Khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
...
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
...
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
Người thân thích theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
Như vậy, anh Minh có thể đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc cháu, vì anh Đức và chị Hoa không còn khả năng, điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ nữa, đồng thời anh còn là em của chị Hoa nên anh có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi đứa trẻ.
Để thay đổi người trực tiếp nuôi con, anh Minh cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú bao gồm:
- Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
- Bản án ly hôn;
- Bản sao sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân
- Bản sao giấy khai sinh của con;
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?