Bị cáo đang điều trị bệnh ở bệnh viện thì phiên tòa xét xử có bị hoãn không?

Xin chào các anh chị! Em có vấn đề thắc mắc, rất mong được các anh chị giải đáp ạ. Tuần trước, em có đi xem một phiên tòa sơ thẩm, xét xử về tội Cướp giật tài sản. Tuy nhiên, bị cáo của vụ án đó không thể có mặt do bị bệnh và điều trị tại bệnh viện nên phiên tòa đã được hoãn lại. Cho em hỏi như vậy có đúng luật không ạ? Em xin cảm ơn!

Theo Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Công an- Bộ Quốc Phòng- TANDTC-VKSNDTC, trong trường hợp đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế ngoài cơ sở giam giữ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ ra lệnh trích xuất; đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam biết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam biết để phối hợp chăm sóc, điều trị.

Khi nhận được thông báo của cơ sở giam giữ, nếu cần phối hợp quản lý, giám sát, cơ quan đang thụ lý vụ án cử cán bộ phối hợp với cơ sở giam giữ để có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án cần làm việc với người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại nơi khám bệnh, chữa bệnh phải trao đổi trực tiếp và được sự nhất trí của bác sĩ điều trị và phối hợp với cơ sở giam giữ để thực hiện.

Trường hợp cần trưng cầu giám định pháp y, pháp y tâm thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ quan đang thụ lý vụ án chủ trì hoàn chỉnh các thủ tục đề nghị giám định, phối hợp với cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến nơi giám định.

Trường hợp có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án chủ trì phối hợp với cơ sở giam giữ đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở chữa bệnh nêu trong quyết định.

Như vậy, nếu bị cáo bị ốm thì đều được thăm khám điều trị theo đúng quy định dù đó là phạm nhân hay người đang bị bắt. Khi đó, bị cáo do đang điều trị mà không thể có mặt, tòa án phải tạm dừng phiên xét xử trong khoảng một tháng. Việc xét xử phiên sơ thẩm là công khai không phải dựa vào hồ sơ do vậy bị can không xuất hiện để trả lời thẩm vấn sẽ khiến tòa khó tuyên án hoặc ra bản án phù hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Ân
575 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào