Quy trình xét danh hiệu thi đua ngành lao động thương binh và xã hội
Căn cứ Điều 28 Thông tư 08/2019/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong ngành lao động thương binh và xã hội như sau:
1. Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp cơ sở
Việc bình xét thi đua, khen thưởng tại cấp cơ sở được tiến hành cùng với việc kiểm điểm, đánh giá cuối năm dựa trên kết quả về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và tiến hành theo các bước sau:
a) Đối với cá nhân: Mỗi cá nhân trong đơn vị phải tự chấm điểm thi đua theo thang điểm cụ thể (theo mẫu số 07 kèm theo Thông tư này), căn cứ vào thành tích trong năm cá nhân tự đề xuất danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phù hợp.
Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của cá nhân, đơn vị xét, thống nhất cách đánh giá và trình cấp có thẩm quyền tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
b) Đối với tập thể: Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm lập báo cáo tổng kết công tác, bảng tổng hợp các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính, tự chấm điểm (theo mẫu số 04, mẫu số 06 kèm theo Thông tư này), đề xuất danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phù hợp với đơn vị. Đơn vị họp, xem xét, thống nhất cách đánh giá và trình cấp có thẩm quyền tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
2. Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Bộ
a) Đối với danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, sau khi nhận đủ hồ sơ, Phòng Thi đua - Khen thưởng (Văn phòng Bộ) kiểm tra hồ sơ, thẩm định báo cáo thành tích, lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, tổng hợp kết quả, hoàn thiện hồ sơ, trình Thường trực Hội đồng xem xét, trình Chủ tịch Hội đồng Bộ xét, trình Bộ trưởng xem xét, công nhận;
b) Đối với Bằng khen của Bộ trưởng, Kỷ niệm chương, sau khi nhận đủ hồ sơ, Phòng Thi đua - Khen thưởng (Văn phòng Bộ) kiểm tra hồ sơ, thẩm định báo cáo thành tích, lây ý kiến các đơn vị có liên quan, hoàn thiện hồ sơ, trình Thường trực Hội đồng xem xét, trình Chủ tịch Hội đồng Bộ xét, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định tặng thưởng;
c) Đối với danh hiệu “Cờ thi đua cấp Bộ”, “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, sau khi nhận đủ hồ sơ, Phòng Thi đua - Khen thưởng (Văn phòng Bộ) kiểm tra hồ sơ, thẩm định báo cáo thành tích, trình xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng Bộ, Hội đồng Ngành, hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng xét, công nhận.
3. Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước
Sau khi nhận đủ hồ sơ, Phòng Thi đua - Khen thưởng (Văn phòng Bộ) kiểm tra hồ sơ, thẩm định thành tích, trình xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng Bộ (hoặc lấy ý kiến bằng văn bản); hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng.
Việc xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 45 của Nghị định 91/2017/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?